Làm sao để bán hàng trên Amazon hiệu quả

Đối với thị trường thương mại điện tử, Amazon chính là một trong những mảnh đất màu mỡ đối với những doanh nghiệp muốn vươn ra thị trường thế giới. Khởi đầu từ những năm 1996, giờ đây Amazon đã trở thành “ông hoàng” trong lĩnh vực này, với gần 3 tỷ lượt truy cập mỗi ngày cùng số lượng khách hàng vượt hơn 300 triệu trên toàn thế giới. Năm 2015, Amazon đã chính thức vượt qua doanh nghiệp Walmart và trở thành nhà bán lẻ có giá trị nhất tại Hoa Kỳ, tính theo giá trị vốn hóa thị trường.

Tuy nhiên, làm thế nào để bán hàng trên amazon hiệu quả? để thành công trong việc bán hàng trên trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới cũng không phải là điều dễ dàng. Thế mạnh của Amazon chính là đa dạng sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Từ đó có thể thấy, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên sàn Amazon là vô cùng lớn. Vì vậy, trước khi bắt đầu kinh doanh trên sàn thương mại này, các doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và xác định hình thức kinh doanh:
Trước khi bắt đầu, các nhà bán hàng cần phải nghiên cứu thật cẩn thận nhu cầu của khách hàng và theo dõi sát sao các đối thủ của mình trên thị trường để có thể đưa ra chiến lược tốt nhất. Ngoài ra, xác định hình thức kinh doanh của bản thân cũng vô cùng quan trọng để có thể đưa ra chiến thuật bán hàng trực tuyến phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất trên Amazon. Hiện Amazon có 3 hình thức kinh doanh phổ biến:
- Nhà sản xuất:
Sở hữu mô hình nhà máy hoặc mô hình sản xuất riêng để tạo nên sản phẩm của mình.
- Chủ thương hiệu:
Sẽ đặt sản phẩm sản xuất ở một thứ 3. Sau đó, sản phẩm sẽ mang thương hiệu của riêng mình để cung cấp cho khách hàng.
- Đại lý:
Đại lý sẽ tìm các sản phẩm phổ biến đã có trên thị trường và đăng bán trên Amazon theo dạng sỉ hoặc lẻ. Đại lý không nhất thiết phải là nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu thương hiệu.
- Xây dựng thương hiệu riêng:
Để có thể phát triển lâu dài và tạo được uy tín cho khách hàng, doanh nghiệp cần tạo cho mình nhãn hiệu riêng. Từ đây, sản phẩm sẽ được tăng giá trị trên thị trường và giúp doanh nghiệp được công nhận trên sàn Amazon.
- Lựa chọn tài khoản bán hàng phù hợp với hình thức kinh doanh:
Hiện Amazon cung cấp cho doanh nghiệp 2 sự lựa chọn tài khoản bán hàng:
- Tài khoản bán hàng cá nhân (Individual): tài khoản này sẽ tính phí 0,99 USD cho mỗi sản phẩm được bán. Tuy nhiên, phía doanh nghiệp sẽ bị giới hạn số lượng 40 sản phẩm trong 1 tháng.
- Tài khoản bán hàng chuyên nghiệp (Professional): Với mức phí cố định 39,99 USD mỗi tháng, doanh nghiệp sẽ không bị hạn chế số lượng mặt hàng bán ra.
Tuy nhiên, ngoại trừ khoản phí cố định cho mỗi tài khoản, một số chi phí bổ sung có thể được áp dụng tùy thuộc vào loại sản phẩm và hình thức vận chuyển.
- Làm quen với Seller Central của Amazon:
Sau khi đăng ký trở thành nhà bán hàng trên Amazon, các nhà bán sẽ được vào tài khoản Seller Central – trang Quản lý Bán hàng của Amazon. Sau khi truy cập, người bán có thể:
- Đăng tải sản phẩm trên sàn & quản lý thông tin sản phẩm
- Theo dõi doanh thu hàng ngày
- Cập nhật hàng trữ kho từ mục Inventory/ Quản lý hàng lưu kho
- Tải báo cáo kinh doanh tùy chọn và đánh dấu các mẫu thường sử dụng
- Đo lường khách hàng để theo dõi hiệu suất bán hàng
- Tìm những nội dung hữu ích giúp điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh trên Amazon của mình, hoặc liên hệ với Bộ phận Hỗ trợ Người bán thông qua Case Log.
- Review của khách hàng và số lượng đơn hàng:
Đây chính là tiêu chí để Amazon đánh giá tốt về sản phẩm cũng như thương hiệu của doanh nghiệp. Một khi sản phẩm được nhiều review 5 sao và tỷ lệ mua hàng cao, Amazon chắc chắn sẽ đẩy sản phẩm lên top để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Với những ai mới bán hàng trên Amazon, cần tập trung đẩy mạnh khâu quảng cáo để có thể tiếp cận nhiều khách hàng và nhận những đánh giá tốt nhất trong thời gian sớm nhất.
>>> Xem thêm Cách tăng review tích cực trên Amazon
- Kinh doanh đúng luật trên trang Amazon:
Muốn tồn tại lâu dài trên Amazon, các doanh nghiệp cần trung thực, tuân thủ theo các luật lệ và quy định của sàn để tránh trường hợp bị Amazon khóa tài khoản.
- Điều lưu ý cuối cùng, và cũng là điều quan trọng nhất, các nhà bán hàng khi tham gia sàn thương mại Amazon cần trau dồi tiếng Anh thật tốt để có thể hiểu đúng các quy định và hợp đồng từ Amazon đưa ra, cũng như tư vấn bán hàng, giải quyết các vấn đề xảy ra trên Amazon và khách hàng.

Với Amazon, người bán có thể kiếm tiền mọi lúc mọi nơi và mang về doanh thu ổn định nhất so với mặt bằng chung của các trang thương mại điện tử. Để có thể bán hàng trên Amazon thuận lợi, các nhà cần biết 5 bước quy trình sau đây:
- Bước 1: Tạo tài khoản trên Amazon
Các chính sách của Amazon thay đổi từng ngày để liên tục cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Vì vậy, họ xét duyệt người bán tương đối gắt gao và vô cùng kĩ lưỡng. Để thiết lập tài khoản trên Amazon, nhà bán hàng cần chọn danh mục người bán, cung cấp một số thông tin và tìm hiểu các chính sách dành cho người bán trên sàn.
- Bước 2: Lên danh sách hay còn gọi là listing sản phẩm
Sau khi đã tạo được tài khoản trên trang Amazon, bước tiếp theo chính là lên danh sách các mục sản phẩm. Người bán có thể thêm lần lượt từng sản phẩm vào mục Amazon Marketplace. Nếu bạn là tài khoản cá nhân (Individual), bạn sẽ liệt kê từng sản phẩm của mình trên Amazon Marketplace. Và nếu bạn là tài khoản chuyên nghiệp (Professional), bạn có thể thêm nhiều sản phẩm một lúc.
Các sản phẩm trên Amazon gồm 2 loại: sản phẩm đã có sẵn hoặc sản phẩm mới chưa có trên sàn.
- Danh sách những sản phẩm đã có trên Amazon.com: chỉ rõ số lượng sản phẩm đã có sẵn để bán, trạng thái của (các) sản phẩm và phương thức giao hàng.
- Danh sách những sản phẩm chưa có trên Amazon.com: cần liệt kê thêm thuộc tính sản phẩm như tiêu đề, mô tả sản phẩm… và xác định UPC/EAN và SKU.
- Bước 3: Bán hàng trên Amazon
Khi đã hoàn thành bước listing, nhà bán hàng có thể đăng tải sản phẩm lên Amazon. Người bán cần lưu ý đến những điều sau khi đăng bán sản phẩm:
- Hình ảnh sản phẩm phải thật chỉnh chu, rõ ràng.
- Tiêu đề sản phẩm phải thật thu hút.
- Những gạch đầu dòng khi mô tả sản phẩm phải súc tích nhưng tôn được điểm mạnh của sản phẩm.
- Nêu rõ các biến thể của sản phẩm như kiểu dáng, màu sắc và kích thước.
- Bước 4: Vận chuyển
Amazon sẽ gửi thông báo đến người bán khi có đơn hàng. Khi đó, người bán có thể chọn phương thức vận chuyển như giao phó công việc vận chuyển cho Amazon (FBA) hoặc có thể chọn phương án tự vận chuyển đến khách hàng tùy vào trường hợp và mặt hàng cụ thể (FBM).
- Bước 5: Nhận thanh toán
Đây có vẻ là bước mà các nhà bán hàng đều trông chờ nhất. Amazon gửi tiền thanh toán vào tài khoản ngân hàng của người bán tầm 2 tuần (14 ngày) một lần. Amazon sẽ gửi thông báo qua email đã đăng ký về các khoản thanh toán đã được gửi.
Và đây là danh sách các khoản phí người bán bị khấu trừ vào doanh số: phí tài khoản hằng tháng (tài khoản Individual hoặc Professional), phí giới thiệu, phí hoàn trả và xử lý hàng hóa, phí loại bỏ cổ phiếu, phí đặt hàng tồn kho, phí xuất khẩu FBA, phí đóng gói hàng hóa, phí lưu kho hàng tháng.

Đối với người mới bắt đầu kinh doanh trên Amazon, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt, việc tham gia bán hàng trên Amz là một điều không hề đơn giản khi ngay cả ngôn ngữ cũng đã là rào cản. Việc thiết lập doanh nghiệp trên “sàn khổng lồ” này cần phải mất một thời gian và kiên nhẫn để có được kết quả như mong muốn. Hiểu được khó khăn và trắc trở của các nhà bán hàng, chúng tôi – Visov tự tin là một người đồng hành để doanh nghiệp có thể tin tưởng trong quá trình bắt đầu gây dựng chỗ đứng cho thương hiệu của mình trên sàn thương mại Amazon.