Hướng dẫn bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu

Bán hàng trên amazon

Tổng Quan Về Bán Hàng Trên Amazon

Bán hàng trên Amazon có khó không? Với thế mạnh đa dạng về chủng loại hàng hóa, chất lượng sản phẩm đi cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời. Amazon đã trở thành website thương mại điện tử lớn nhất thế giới với hàng triệu người mua sắm mỗi ngày. Với tốc độ phát triển vượt bậc, thậm chí bất chấp cả sự thử thách lớn từ đại dịch toàn cầu cùng nền kinh tế bị suy thoái, Amazon ngày nay đã chứng tỏ được vị thế của một ông lớn trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến cùng doanh số hằng năm tăng vượt bậc. Từ đây, Amazon đang dần trở thành kênh bán hàng được các seller lựa chọn hàng đầu để phân phối hàng hóa của mình ra thị trường thế giới. 

Bán hàng trên amazon

Cách Bán Hàng Trên Amazon – Những Nguyên Nhân Amazon Trở Thành “Ông Hoàng” Trong Ngành Thương Mại Điện Tử:

  • Lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ:

Lượng khách hàng tiềm năng mà bạn có thể tiếp cận thông qua Amazon.com nhiều hơn gấp ba lần số lượng khách hàng tiềm năng của trang thương mại điện tử eBay. Theo thống kê, trang thương mại điện tử Amazon có đến 2,1 tỷ lượt truy cập trong 1 tháng. Ngoài ra, các doanh nghiệp không phải tốn chi phí để tiếp cận khách hàng mà còn có thể tận dụng được nguồn data khách hàng khổng lồ từ Amazon. 

Không chỉ với lượng truy cập khủng, đối tượng khách hàng sẽ không bị hạn chế trong phạm vi của một quốc gia mà trải dài khắp thế giới. Hiện tại, Amazon có mặt trên gần 200 quốc gia trên thế giới và tương lai sẽ mở rộng ra rất nhiều quốc gia khác.

Ngoài ra, hệ thống trên Amazon luôn liên tục cập nhật và tạo ra nhiều hình thức kinh doanh mới để tối ưu hoạt động kinh doanh của người bán hàng.

  • Độ tin cậy:

Được thành lập vào năm 1996, trang thương mại điện tử Amazon là một trong những thương hiệu đáng tin cậy nhất trên thế giới. Nếu nhà bán hàng lựa chọn Amazon.com là nơi kinh doanh, bạn sẽ tạo được sự tin tưởng hơn là bán hàng trên các kênh thương mại điện tử khác, cơ bản vì sản phẩm của bạn phải đạt các tiêu chuẩn về chất lượng trước khi được đưa lên kệ hàng của Amazon. 

Không chỉ như vậy, danh mục sản phẩm được bán trên trang Amazon vô cùng phong phú. Theo đó, việc mở rộng kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau là hoàn toàn khả thi, giúp bạn tăng doanh thu bán hàng.

  • Chi phí hợp lý

Khác với các kênh bán hàng truyền thống, việc bán hàng trên Amazon sẽ không cần phải đăng kí kinh doanh, thành lập công ty tại nước ngoài, thuê mặt bằng, pháp lý, … mà hàng hóa của bạn vẫn có thể được giao đến tay người tiêu dùng. Bạn có thể đăng bán đa dạng sản phẩm trên Amazon và trả phí khi có đơn hàng.

Với những ưu điểm trên, Amazon là lựa chọn phù hợp cho các nhà bán hàng muốn bắt đầu kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Và đương nhiên để có thể bắt đầu việc bán hàng trên Amazon, việc đầu tiên chính là tạo tài khoản. Dưới đây là 7 bước để đăng ký bán hàng trên Amazon:

  •  Bước 1: Truy cập vào Amazon.com

Truy cập trang www.amazon.com, kéo chuột đến cuối trang và chọn “Sell on Amazon”.

Hướng dẫn bán hàng trên amazon

Truy cập Amazon.com 

  •  Bước 2: Nhấn vào “ Start Selling”

Tiếp theo, bạn chọn “Start Selling” để bắt đầu tạo gian hàng của mình trên Amazon.

  • Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu

Điền các thông tin cần thiết để tạo gian hàng trong “Amazon Seller Center”: Tên, email, mật khẩu của tài khoản.

Hướng dẫn bán hàng trên amazon

Điền các thông tin theo yêu cầu để tạo gian hàng trên Amazon

  • Bước 4: Tiếp tục điền các thông tin

Ngoài thông tin trên, bạn cần điền thêm một số thông tin quan trọng mới có thể mở gian hàng bao gồm Display name – tên hiển thị mang tính thương hiệu riêng và nên liên quan đến sản phẩm bạn kinh doanh. Display name có thể thay đổi.

Tiếp theo, bạn cần điền các thông tin để xác nhận tài khoản chính chủ, xác minh khi cần thiết. 

bán hàng trên amazon

Điền thông tin cần thiết để tạo gian hàng trên Amazon

Điền xong thì bạn chọn “Text me now” để nhận mã xác nhận từ Amazon rồi nhập vào ô mã pin. Hoàn thành xong bước điền các thông tin thì chọn “Next” để tiếp tục.

  • Bước 5: Thêm thẻ visa

Bạn tiến hành nhập các thông tin về thẻ Visa của mình. Tài khoản của bạn phải có ít nhất 1.000.000 VNĐ để xác thực tài khoản. Nếu chưa có thẻ Visa thì bạn cần mở tài khoản rồi mới có thể mở shop trên Amazon.

  • Bước 6: Điền thông tin thuế

Thông tin về thuế là điều kiện bắt buộc cần phải điền khi bạn kinh doanh. Sau đó, bạn nhấn chọn “Launch Interview Wizard”. Chọn “No” vì bạn không phải là người Mỹ. 

amazon

Điền thông tin thuế để mở cửa hàng trên Amazon

Để hoàn tất phần điền thông tin thuế, bạn cần cung cấp chữ ký điện tử theo hướng dẫn.

  • Bước 7: Chọn phương thức thanh toán

Tạo danh sách sản phẩm và thêm thẻ PO, nếu bạn chọn thẻ Payoneer nhận tiền thì Amazon sẽ trả tiền vào tài khoản của bạn theo định kỳ.

Việc kinh doanh trên Amazon mang đến lợi nhuận lớn cho các nhà bán hàng là sự thật. Thế nhưng, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử này cũng không hề dễ dàng. Để có thể bán hàng hiệu quả trên Amazon, các nhà bán hàng cần phải hiểu biết về lĩnh vực thương mại điện tử và phải kết hợp với tư duy kinh doanh tổng quát. Việc bán hàng trên Amazon sẽ phụ thuộc vào trải nghiệm khách hàng và đánh giá của chính sàn thương mại Amazon về sản phẩm và thương hiệu. Vì vậy, khi bán hàng trên Amazon, đồng nghĩa với việc bạn phải phát triển toàn diện các kênh còn lại để đạt được ưu thế tối đa. 

Hướng dẫn bán hàng trên amazon

Bán hàng trên Amazon được hiểu đơn giản là cách bạn đăng sản phẩm lên website Amazon. Khi có khách hàng vào Amazon mua hàng thì bạn sẽ nhận được tiền, Amazon cung cấp cho bạn những lựa chọn linh hoạt, giúp bạn tìm ra phương thức phù hợp nhất với mô hình kinh doanh của bạn.

Sau Đây Là Các Hình Thức Bán Hàng Trên Amazon: 

1. Private label FBA: 

Trong các hình thức kinh doanh trên Amazon, hình thức Private Label FBA luôn được các nhà bán hàng lựa chọn hàng đầu khi muốn thu được lợi nhuận sớm nhất từ Amazon. Private label FBA là hình thức mà hàng hóa được vận chuyển đến kho hàng của Amazon để lưu trữ. Khi khách hàng đặt mua trên website thì Amazon sẽ chịu trách nhiệm đóng gói cũng như vận chuyển đến địa chỉ của khách hàng. Hàng hóa sẽ là của thương hiệu riêng của nhà bán hàng. Nhà bán hàng sẽ làm việc trực tiếp với nhà sản xuất cũng như đặt lô hàng riêng cho brand của mình. Hình thức này phù hợp với mô hình kinh doanh lâu dài, bền vững. Vì thế, nếu nhà bán hàng lựa chọn hình thức này thì nên chuẩn bị kiến thức nền và nguồn vốn để tiến hành lâu dài.

2. Dropshipping:

Hình thức này khác hoàn toàn với Private Lable FBA. Đây là hình thức được ưa chuộng bởi các nhà bán hàng không phải giữ hàng hay tốn chi phí nhập kho từ Amazon. Một khi có đơn hàng phát sinh, đơn hàng sẽ được vận chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất đến địa chỉ người mua hàng mà không phải mất phí trung gian. 

3. Retail Arbitrage (Chênh lệch giá bán lẻ):

Đối với hình thức này, các nhà bán hàng chỉ đơn giản là nhận được một thỏa thuận đối với mặt hàng từ trực tiếp các nhà đại lý hoặc phân phối. Việc sau đó chính là bán sản phẩm với giá cao hơn số tiền đã mua trên Amazon và bỏ túi phần chênh lệch. 

4. Online Arbitrage (kinh doanh chênh lệch giá trực tuyến): 

Khác với ở trên, các nhà bán hàng sẽ đặt mua hàng hóa từ các kênh online bán lẻ như Walmart.com, Costco.com, Samclubs.com…với giá thấp. Sau đó tiến hành bán sản phẩm ấy trên Amazon với giá cao hơn để lấy phần tiền chênh lệch. Không cần sở hữu công ty ở Mỹ, cá nhân sống ở những nơi khác như Việt Nam vẫn có thể làm việc với thị trường nước ngoài thông qua hình thức này.

5. Wholesale (buôn sỉ):

Để có thể kinh doanh hàng trăm triệu sản phẩm với lượng khách hàng khổng lồ đến từ khắp thế giới, Amazon đã có sự góp sức của hơn 6 triệu sellers (nhà bán hàng). Trong số đó, có 26% sản phẩm được bán theo mô hình bán sỉ (wholesale). Đây là phương pháp gom và bán sản phẩm số lượng lớn cho khách hàng.

Tuy nhiên, khi bán sỉ trên Amazon, các nhà bán hàng sẽ cần giấy phép bán sỉ thường gọi là Business Lincense, hoặc “Resale Certificate” – chứng nhận bán sỉ. 

6. Book selling (bán sách):

Hình thức này cho phép bán sách trên cả bản mềm (digital) lẫn bản vật lý (Amazon sẽ in sách và thu tiền) trên nền tảng Amazon. Ưu điểm là gọn nhẹ, ít vốn, thỏa đam mê. Nhược điểm là cần sở hữu một điểm mạnh để đủ thu hút khách hàng.

7. Flip model (mô hình chớp nhoáng):

Người bán mua hàng từ người bán khác đang bán trên Amazon với chương trình FBM (tự hoàn thiện đơn hàng) và bán lại với chương trình FBA (Amazon hoàn thiện đơn hàng)

8. Amazon Affiliate (Tiếp thị liên kết với Amazon):

Với hình thức này, nhà bán hàng sẽ đăng quảng bá sản phẩm trên Amazon và khi bán được sản phẩm thì Amazon sẽ chia hoa hồng. Hình thức này được nhiều nhà bán hàng áp dụng kinh doanh vì không cần nhập hàng, tồn kho, chỉ cần marketing sản phẩm thật tốt.  Bạn không cần tạo ra sản phẩm mà có thể bán bất cứ mặt hàng nào sẵn có trên sàn và thu về lợi nhuận cho bản thân. Đây được cho là hình thức bán hàng không vốn với Amazon vì không cần nhập hàng, tồn kho, chỉ cần marketing sản phẩm thật tốt.

9. Merch by Amazon:

Merch by Amazon là hình thức cho phép các nhà bán hàng có thể đăng bán những sản phẩm thiết kế của mình trên sàn thương mại Amazon. Khi có đơn hàng, chính Amazon sẽ là người in các sản phẩm và vận chuyển đến cho khách hàng. Chi phí sản xuất sẽ được trừ trong phần lợi nhuận kiếm được. 

Tuy nhiên, để có thể kinh doanh bằng hình thức này không phải đơn giản, bạn phải trải qua quá trình xét duyệt khá gắt gao, phải cạnh tranh với nhiều đối thủ cũng như dễ gặp trường hợp bị đánh cắp ý tưởng, phá giá sản phẩm. 

amazon

Liên Hệ Đơn Vị Hỗ Trợ Bán Hàng Trên Amazon Tại Việt Nam

Visiov mong là bài viết này có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để trở thành một Seller trên trang Amazon. Nếu bạn cần tìm 1 người bạn đồng hành đáng tin cậy thì đừng ngần ngại liên hệ Visiov, chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ nhà bán hàng Việt tham gia vào sàn thương mại Amazon và đem về lợi nhuận cho bạn.

Comments are closed.