Những rủi ro khi bán hàng trên Amazon

Bán hàng trên Amazon đang trở thành một hình thức kinh doanh phổ biến để các doanh nghiệp cũng như cá nhân bắt đầu công việc kinh doanh của riêng họ. Nền tảng này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận nhiều đối tượng hơn trên thế giới và tăng doanh số bán hàng đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro khá phổ biến liên quan đến việc bán hàng trên Amazon mà mọi người bán nên biết. Trong bài viết này, Visiov sẽ cung cấp cho bạn những rủi ro khi bán hàng trên Amazon và các mẹo giúp bạn giảm thiểu những rủi ro đó.

Những rủi ro khi bán hàng trên Amazon

Sau đây là những rủi ro khi bán hàng trên Amazon mà các nhà bán hàng nên lưu ý và cách để tránh những rủi ro này:

  1. Cạnh tranh
Những rủi ro khi bán hàng trên Amazon

Một trong những rủi ro lớn nhất khi bán hàng trên Amazon là mức độ cạnh tranh mà bạn sẽ gặp phải. Với hơn 2 triệu nhabán đang hoạt động trên nền tảng này, việc nổi bật và hiển thị sản phẩm của bạn đến các khách hàng tiềm năng có thể là một thách thức khá lớn. Trừ khi sản phẩm của bạn thực sự có giá tốt hơn giá đối thủ hoặc có điểm khác biệt vượt trôi mà những sản phẩm hiện tại trên sàn không có.

Để vượt qua thách thức này thì listing sản phẩm của bạn phải được tối ưu cho tìm kiếm (bao gồm hình ảnh, mô tả) và đầu tư vào quảng cáo để tăng khả năng hiển thị của sản phẩm trên sàn. Bạn cũng có thể tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình bằng cách chỉ ra các tính năng nổi bật của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh hoặc bao bì độc đáo, cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc và tận dụng mạng xã hội để xây dựng thương hiệu của mình.

  1. Chính sách của Amazon
Những rủi ro khi bán hàng trên Amazon

Một rủi ro khác khi bán hàng trên Amazon là các chính sách và quy định nghiêm ngặt của nền tảng này. Amazon có chính sách không khoan nhượng đối với những người bán vi phạm các quy tắc của mình và các hình phạt có thể từ đình chỉ tài khoản đến hành động pháp lý.

Để tránh vi phạm các chính sách của Amazon, hãy đọc và hiểu kỹ các điều khoản dịch vụ trước khi bạn bắt đầu bán hàng. Bạn cũng nên duy trì hồ sơ chính xác về doanh số bán hàng và giao dịch của mình, phản hồi kịp thời các thắc mắc và khiếu nại của khách hàng cũng như đảm bảo các sản phẩm của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của Amazon.

  1. Hàng giả
Những rủi ro khi bán hàng trên Amazon

Hàng giả là một vấn đề nghiêm trọng trên Amazon và nếu không cẩn thận, bạn có thể vô tình bán phải hàng nhái cho khách hàng. Điều này có thể dẫn đến các đánh giá tiêu cực, ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu của bạn và thậm chí tệ hơn là hành động pháp lý.

Để tránh khỏi các sản phẩm giả, bạn phải tìm được nguồn sản phẩm từ các nhà cung cấp có uy tín, theo dõi kĩ quá trình sản xuất hoặc nhập hàng cũng như thực hiện kiểm tra chất lượng thường xuyên, định kì. Bạn cũng nên theo dõi listing của mình để tìm người bán trái phép (hay còn gọi là HJ-Hijacking) và thực hiện các bước để xóa mọi listing giả mạo.

Cho những nhà bán hàng chưa biết, HJ là một quá trình mà người bán khác kiểm soát listing và bán sản phẩm bằng chính ASIN của bạn. Đôi khi những sản phẩm họ gửi cho khách hàng là những sản phẩm không chất lượng hoặc hàng giả. Điều này sẽ gây ra sự sụt giảm doanh thu nặng nề cho chính doanh nghiệp của bạn, ASIN sản phẩm cũng sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là cấm bán khi có quá nhiều khiếu nại từ người mua hàng.

  1. Đánh giá tiêu cực
Những rủi ro khi bán hàng trên Amazon

Đánh giá tiêu cực có thể có tác động đáng kể đến doanh số bán hàng của bạn trên Amazon. Khách hàng dựa vào các bài đánh giá để đưa ra quyết định có nên mua hàng hay không. Một listing có nhiều bài đánh giá tiêu cực có thể khiến khách hàng không lựa chọn sản phẩm này mà thay vào đó sẽ mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có nhiều đánh giá tích cực hơn cho dù sản phẩm đó đắt hơn.

Để hạn chế và giảm sự ảnh hưởng của đánh giá tiêu cực đến listing sản phẩm, điều quan trọng là phải giải quyết mọi đánh giá tiêu cực và tìm mọi cách để trao đổi vấn đề trực tiếp với khách hàng càng sớm càng tốt. Cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc và bày tỏ cho họ thấy sự chuyên nghiệp cũng như thiện chí của bạn đối với vấn đề để xoay chuyển tình huống sang trạng thái tích cực hơn. Hơn hết, mấu chốt để hạn chế các đánh giá tiêu cực đối với listing là sản phẩm của bạn phải thực sự có chất lượng tốt.

Xem thêm: Cách tăng review tích cực trên Amazon

  1. Các loại phí của Amazon
Những rủi ro khi bán hàng trên Amazon

Amazon tính phí giới thiệu cho mỗi mặt hàng được bán ra trên nền tảng, tùy vào loại ngành hàng mà phí có thể dao động từ 6% cho đến 45% so với giá bán ra. Ngoài ra còn cái loại phí như FBA đối với nhà bán hàng sử dụng dịch vụ hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (Fulfillment by Amazon) và phí định kì hằng tháng đối với tài khoản bán hàng chuyên nghiệp. Những khoản phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn, khiến việc cạnh tranh về giá của bạn so với đối thủ cạnh tranh trở nên gay gắt hơn.

Để tránh được tình trạng này, bạn phải đưa ra mức giá cho sản phẩm và tính toán dự trù các chi phí cụ thể ngay từ ban đầu. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm công cụ Amazon FBA Calculator tại đây https://sellercentral.amazon.com/hz/fba/profitabilitycalculator nếu bạn có dự tính sẽ bán hàng theo hình thức FBA để tiến hành định giá sản phẩm một cách cạnh tranh. Công cụ này có thể giúp bạn xác định các khoản phí mà bạn phải chi trả cũng như mức giá tối ưu cho sản phẩm của mình dựa trên nhu cầu thị trường.

FAQs:

HJ trên Amazon là gì?

Cách liên hệ với khách hàng khi nhận đánh giá tiêu cực trên Amazon

Cách xác định phí FBA của sản phẩm trên Amazon

Làm sao để lấy được review trên Amazon

Bán hàng trên Amazon có thể là một cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp cũng như cá nhân, tổ chức. Song song với đó cũng có những rủi ro riêng mà chúng ta có thể dễ dàng bị mắc phải. Là người bán, điều cần thiết là phải hiểu những rủi ro này và chủ động thực hiện các bước để giảm thiểu chúng.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ cung cấp cho các nhà bán hàng những thông tin bổ ích về những rủi ro khi bán hàng trên Amazon cũng như cách khắc phục và hạn chế chúng. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến việc kinh doanh trên Amazon thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Visiov. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm, chúng tôi sẵn lòng giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ các nhà bán hàng về quy trình vận hành tài khoản cũng như tối ưu kinh doanh trên nền tảng này một cách hiệu quả nhất.

Comments are closed.